-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đồ nội thất Trung Quốc trong những bảo tàng ở nước ngoài, thật mở mang tầm mắt!
Bắt đầu từ hơn một trăm năm trước, nội thất Trung Quốc đã được những nhà sưu tầm và săn tìm kho báu ở các nước mang tới khắp nơi trên thế giới, được vô vàn những viện bảo tàng trên thế giới sưu tầm. Hôm nay, sẽ cho bạn không cần ra khỏi nhà nhưng vẫn xem được nội thất cổ Trung Quốc được 17 bảo tàng nước ngoài tiêu biểu nhất trên thế giới sưu tầm.
Bảo tàng nghệ thuật Châu Á- Berlin, Đức
Các bộ sưu tập của bảo tàng nghệ thuật Châu Á Berlin đến từ nhiều nguồn khác nhau, rất nhiều bộ sưu tầm đều có câu chuyện về nguồn gốc. Hai trong số nguồn gốc đó là nổi tiếng nhất. thứ nhất là năm 1901, Thuần Thân vương Tải Phong mang hàng chục đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo tới Berlin, Đức để xin lỗi về vụ sát hại Công sứ Klemens Freiherr von Ketteler tại Bắc Kinh. Thứ hai là: năm 1907, Ernst Eduard Kummer, giám đốc đầu tiên của bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Berlin, mua một lượng lớn văn vật của Trung Quốc tại chợ đồ cổ ở Trung Quốc.
Bên trong bảo tàng có một phòng triển lãm lớn, chính giữa đặt một loạt các bình phong và ngai vàng được khảm bằng gỗ cẩm lai và gỗ hương thời Khang Hy. Gỗ cẩm lai được bào rất mỏng, sau khi được dán lên sẽ khiến con người ta cảm giác trời sinh hoàn mỹ, càng mang khí thế của màu tím đến từ phương Đông. Chúng luôn được đặt trong phòng triển lãm này như một cuộc triển lãm cố định. Bốn phía xung quanh nó trưng bày các đồ nội thất bằng gỗ trắc của Gustav Ecke sưu tầm, sự tương phản giữa màu vàng và màu tím vô cùng nổi bật.
Bảo tàng quốc gia Shōsōin Nhật Bản.
Shōsōin Nhật Bản có một lượng lớn đa dạng các bộ sưu tập bao gồm hơn 9000 bảo vật khác nhau như quần áo, nhạc cụ, đồ nội thất, vũ khí và đồ dùng Phật giáo. Trong đó có hơn 1000 vật phẩm nhập vào từ các vùng khác nhau ở Châu Á và từ thời nhà Đường, do môi trường bảo quản tốt và hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt, nên chúng ta vẫn có thể thấy bảo vật đời Đường được lưu truyền sau hơn hàng nghìn năm.
Trong số các bộ sưu tập Shōsōin, đồ gia dụng là chiếm số lượng lớn, trong đó có một lượng lớn ngự vật (kho báu của vua) trong Hoàng cung Thiên hoàng Shōmu (Thánh Vũ Thiên hoàng), thời Nại Lương Thiên Bình đang trong thời kỳ xã hội hóa quy mô lớn ở Nhật Bản. Nguồn gốc của những đồ nội thất này hoặc là được du nhập vào bới các sứ thần đời nhà Đường, hoặc đến từ Silla (Tân La), hoặc được làm từ các nghệ nhân đời Đường trở về từ nước ngoài làm, hoặc do nghệ nhân Nhật Bản bắt chước lại có mối quan hệ chằng chịt với phong cách thời Đường. Trong đó bao gồm các loại bình phong, kỷ án, giường, ghế, bàn cờ, thùng hộp, v.v., có liên quan hầu hết tới các loại đồ nội thất thời Đường. Ở đây còn lưu giữ gần như hoàn toàn diện mạo thời kỳ thịnh vượng của đời Đường.
Bảo tàng Victoria và Albert
Năm 1988, khi Tsui Tsin-tong một doanh nhân giàu có người Hồng Kông tới Anh để mở rộng sự nghiệp, ông đã quyên góp môt số tiền khổng lồ để giúp bảo tàng Victoria xây dựng một phòng triển lãm Trung Quốc. Hoàng tử Anh Charles và Công nương Victoria thay mặt Hoàng gia Anh tổ chức tiệc để cảm ơn Tsui Tsin-tong, và đề xuất lấy tên của Tsui Tsin-tong làm tên cho phòng nghệ thuật Trung Quốc. Vào trong phòng nghệ thuật Tsui Tsin-tong, ngoài hàng loạt tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc rực rỡ, có thể trực quan thấy rằng tỷ lệ đồ nội thất cổ Trung Quốc được trưng bày vẫn rất lớn.
Các bộ sưu tập của bảo tàng Victoria và Albert nhấn mạnh ý nghĩa xã hội, cuộc sống và trang trí. Ví dụ, hầu hết đồ nội thất theo phong cách nhà Minh được trưng bày tại Bảo tàng Victoria và Albert chủ yếu là đồ nội thất gỗ sưa, phạm vi về cơ bản bao gồm nhiều phạm trù khác nhau trừ giường. Ngoài đồ nộ thất phong cách nhà Minh bằng gỗ sưa ra, ở đây còn sưu tầm một số đồ nội thất thời đầu nhà Minh và một số đồ nội thất nhà Thanh, có rất nhiều là những đồ vật độc lạ trong và ngoài nước rất hiếm thấy.
Bảo tàng Minneapolis
Bảo tàng Minneapolis, có 14 phòng dùng để triển lãm văn vật Trung Quốc, các văn vật Trung Quốc được trưng bày rất đầy đủ. Trong những năm đầu, bảo tàng này dỡ đi toàn bộ phòng khách, phòng sách và những đồ đạc trong nhà từ Vô Tích đời Thanh, chủ nhà họ Ngô, một gia tộc lớn ở thời nhà Thanh. Sau đó xây dựng lại trong một bảo tàng ở Mỹ, trong phòng lại được sắp xếp như năm đó, để du khách có thể thấy phòng khách, phòng sách của giới thượng lưu đời nhà Thanh là như thế nào.
Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, New York.
Bảo tàng mỹ thuật Metropolitan, New York là một trong ba bảo tàng lớn trên thế giới, nổi tiếng không kém bảo tàng Anh và bảo tàng Louvre ở Paris, và “Minh hiên” trong phòng triển lãm chính là một vật sưu tầm đặc biệt. “Minh hiên” chính là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu trong lâm viên của Trung Quốc, mô phỏng theo phong cách lâm viên Tô Châu, một gia đình văn hóa và sân vườn điển hình thu nhỏ trong bảo tàng, trở thành bộ sưu tập lớn nhất trong bảo tàng.
Bảo tàng Anh
Bảo tàng Anh là môt bảo tàng sưu tầm văn vật Trung Quốc thất lạc lớn nhất. Hiện này văn vật Trung Quốc sưu tầm có khoảng 23,000 đồ vật, khoảng 2000 đồ vật được trưng bày dài kỳ. Trong đó, phòng triển lãm số 33 trong bảo tàng Anh là phòng triển lãm trưng bày có định văn vật Trung Quốc, trong đó có không ít đồ nội thật Trung Quốc làm bằng gỗ sưa và tử đàn.
Bảo tàng Guimet, Paris.
Đây là bảo tàng nghệ thuật Châu Á lớn nhất, phần sưu tầm Trung Quốc trong bảo tàng có hơn 20,000 văn vật Trung Quốc gồm ngọc, đồ đồng, đồ gốm sứ mỹ nghệ, tranh thư pháp và đồ nội thất cổ. Có hơn mười món đồ nội thất đời Minh và Thanh bằng gỗ sưa và sơn mài sơn son thếp vàng. Xét về số lượng và chất lượng của các bộ sưu tập, mặc dù không thể so sánh với Victoria và Albert London và các bảo tàng lớn ở Mỹ, nhưng cũng được coi là môt trong số ít những bảo tàng công cộng ở Châu Âu tập trung trưng bày độ nội thất cổ Trung Quốc.
Bảo tàng Philadelphia
Bảo tàng nghệ thuật Philadelphia là bảo tàng nghệ thuật lớn thứ ba ở Mỹ, trong đó số lượng và chủng loại bộ sưu tập đồ nội thất Trung Quốc chỉ đứng sau bảo tàng California. Đặc biệt điều đáng nói là trong không gian trưng bày Châu Á về phần không gian Trung Quốc là lớn nhất, bộ sưu tập cũng nhiều nhất, đồng thời để muốn trưng bày nội thất và kiến trúc Trung Quốc một cách tốt hơn đã đặc biệt xây ba không gian chủ đề: Hai trong số đó chính là chuyển thẳng phần sân vườn của Bắc Kinh vào trong gian trưng bày, một là Cố Cung, một là gia đình quan thần. Một phần còn lại là được bày biện theo cách hiểu của phương Tây về nội thất Phương Đông.
Bảo tàng văn minh châu Á, Singapore.
Bảo tàng này chia làm hai bảo tàng. Tạo lạc tại địa điểm số 39 của trường DaoNan, đường Armenia. Trong bảo tàng có gian triển lãm tác phẩm tinh xảo văn minh Trung Quốc. Hiện nay, cũng trưng bày những văn vật có liên quan tới những kiệt tác cổ điển “Ramayana” nổi tiếng. Bảo tàng thứ hai là địa điểm ban đầu của bảo tàng văn vật Singapore nằm ở phường Hoàng Hậu cũng trưng bày nhiều tinh hoa văn hóa Đông Nam Á, Ấn Độ, Lào, Thổ Nhĩ Kỳ, v.v.
Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Mỹ
Bên trong bảo tàng lưu trữ đồ nội thất Trung Quốc ở thế kỷ 16 và 17. Cuốn sách “Bên trên màn hình- Đồ nội thất Trung Quốc thế kỷ 16 và 17” được Poly chụp vào mùa xuân năm 2012, đã ghi chép lại chi tiết nội thất bên trong.
Bảo tà
ng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Mỹ
Nơi đây nổi tiếng với khách sạn theo chủ nghĩa tân cổ điển và bộ sưu tập phong phú về nghệ thuật Châu Á. Đặc biệt là bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật cổ đại của Trung Quốc đầy tinh tế, kể đến có tác phẩm hội họa và thư pháp Trung Quốc, được xếp hạng một trong số bảy trung tâm sưu tầm văn vật Trung Quốc hàng đầu tại Mỹ. Bộ sưu tầm đồ nội thất bằng gỗ thịt của Charlotte Horstmann được trưng bày vào những năm 70, cũng có ảnh và tác phẩm riêng.
Bảo tàng Los Angeles, Mỹ
Năm 1942, lần đầu tiên bảo tàng Los Angles, Mỹ mở cửa triển lãm đồ nội thất cổ đại Trung Quốc với công chúng, tạo tiền lệ cho việc nghiên cứu hệ thống đồ nội thất cổ đại Trung Quốc trong lịch sử nhân loại hiện đại.
Bảo tàng Brooklyn, Mỹ
Tháng 2 năm 1946, dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của Geogre Gates, Bảo tàng Brooklyn Mỹ đã mở một cuộc triển lãm đồ nội thất của hai đời Minh, Thanh - Trung Quốc. Nội dung của cuộc triển lãm chủ yếu bắt nguồn từ một lô đồ nội thất quý giá được Geogre Gates và bạn bè của ông mua trong lần tới Trung Quốc và được vận chuyển về nước, gồm nhiều hạng mục cụ thể khác nhau. Đôi lúc cũng có người tổ chức triển lãm ở đây, rất thú vị.
Bảo tàng nghệ thuật Baltimore, Mỹ
Từ ngày 16 tháng 6 năm 1946 đến ngày 15 tháng 9 năm 1946, bảo tàng nghệ thuật Baltimore Mỹ đã khai mạc “Triển lãm nội thất Trung Quốc tại bảo tàng nghệ thuật Baltimore”, buổi triển lãm này có 34 vật phẩm là nội thất cổ đại Trung Quốc mượn từ William Drummond, một số đồ dùng bằng pewter, họp da sơn mài, đồ gốm sứ, thảm trang trí, thư pháp trên tranh và cuộn tranh, còn có 5 cuộn thảm lông từ thế kỉ 17-18 của Trung Quốc. Những cuộc triển lãm này được liên kết bởi William Drummond, cho thấy khái niệm về trang trí nội thất trong một ngôi nhà theo phong cách Trung Quốc.
Bảo tàng Honolulu, Mỹ.
Đồ nội thất gỗ sưa cổ điển Trung Quốc trong bộ sưu tầm của bảo tàng Honolulu, có một số lượng nhất định về nội thất gỗ sưa hai đời Thanh và Minh, những bộ sưu tập ở các bảo tàng lớn, thường thấy trong các buổi đấu giá quan trọng, cũng từng xuất bản sách về nội thất.
Cung điện mùa hè Bang Pa-In, Thái Lan.
Tọa lạc lại quận Bang Pa-in, tỉnh Phra Nakhon Si Ayutthaya ở Thái Lan, đây được cho là cung điện mùa hè của Vua Thái Lan. Bắt đầu xây dựng từ thế kỷ 17 và được xây dựng lại vào thế kỷ 19. Trong cung điện mùa hè Ba pa-in có một cung điện nổi tiếng theo phong cách Trung Quốc. Người ta nói rằng cung điện được xây dựng vào thế kỷ 17 và nội thất được trang trí bằng gỗ trắc khảm trai từ cuối thời nhà Thanh của thế kỷ 19.
Tin liên quan
- Tại sao đồ gỗ nội thất Á Đông có thể khiến cho nhà cửa trở nên thịnh vượng, tài lộc, công danh phát đạt?
- Gỗ hương (khu vực Đông Nam Á- Việt Nam, Lào, Myanmar) là gì? Đặc điểm của vân gỗ hương (khu vực Đông Nam Á).
- Những lưu ý khi lựa chọn nội thất đồ gỗ mỹ nghệ cho ngôi nhà của bạn!
- Lịch sử của ghế bàn trà
- Vai trò của nội thất Á Đông với cuộc sống con người