-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tại sao nội thất Á Đông lại dùng kết cấu mộng truyền thống?
Từ đồ nội thất cổ điển đến đồ nội thất Á Đông, chúng ta đã nói về văn hóa, di sản của nó, sự khéo léo của những người thợ giàu kinh nghiệm sản xuất ra nó mang lại giá trị lâu dài.
Các bạn ơi, có bao giờ các bạn nghĩ rằng chúng ta đã từng nói về nghề truyền thống và linh hồn của mỗi sản phẩm nội thất Á Đông. Tại sao người xưa lại dùng kết cấu mộng truyền thống mà không dùng các cách kết nối khác, ví dụ như: đinh vít... chưa? Tại sao không?
Điều này không chỉ được nêu trong tiêu chuẩn quốc gia về kết nối của nội thất mà trong thực tế, việc sử dụng đinh vít gây hư hại rất nhiều cho đồ gỗ nội thất Á Đông
Hôm nay với những thắc mắc này chúng tôi sẽ phân tích cụ thể tại sao nội thất Á Đông lại dùng kết cấu mộng truyền thống!
1. Kế thừa và phát triển kỹ thuật mộng truyền thống
Mộng và cấu trúc mộng ra đời khi nào? Câu trả lời là hơn 7.000 năm trước, trong thời đại đồ đá, tổ tiên của chúng ta đã bắt đầu sử dụng mộng và lỗ mộng.
Sau khi liên tục kế thừa và phát huy kỹ thuật này, kỹ thuật và tay nghề truyền thống đã trở nên khá thành thạo, và nó cũng được thể hiện một cách tinh tế trong sản xuất đồ nội thất Á Đông sau này, vì vậy đây là một kỹ thuật độc đáo. Đồ nội thất Á Đông là sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống tuyệt vời và hàng nghìn năm văn hóa.
Nội thất Á Đông luôn sử dụng kết nối mộng truyền thống, cũng chính là sự tiếp nối và phát triển những tinh hoa của lịch sử. Sở dĩ đồ gỗ nội thất Á Đông còn được gọi là nội thất truyền thống vì kết cấu mộng truyền thống là linh hồn của mỗi sản phẩm.
2. Hình thức kết nối làm tăng tuổi thọ của sản phẩm
So với các cách kết nối khác, kết nối mộng truyền thống của nội thất Á Đông có ưu thế hơn hẳn về tuổi thọ sử dụng.
Trước hết, kết nối mộng truyền thống là sự kết hợp giữa mộng và lỗ mộng, là sự kết hợp khéo léo giữa cao và thấp, dài và ngắn, âm dương kết hợp.
Thứ hai, kim loại sẽ rất dễ bị rỉ sét, oxy hóa. Nội thất Á Đông của chúng tôi, có tính kế thừa, sau hàng vài trăm năm sử dụng giá trị đxa tăng gấp nhiều lần, và có thể để lại cho thế hệ mai sau vì giá trị tích luỹ cũng chính là phương án đầu tư hiệu quả. Đồ nội thất Á Đông xuất hiện hàng nghìn năm trước, dù có trải qua bao nhiêu thời gian nhưng độ bền và giá trị sử dụng vẫn còn nguyên vẹn.
Nếu bạn sử dụng đinh vít để kết nối các chi tiết trong nội thất Á Đông như vậy, chắc chắn là gỗ còn nguyên vẹn, nhưng do sự ăn mòn hoá học của kim loại, đồ đạc sẽ bị tách rời các kết nối.
3. Kết nối mộng truyền thống giúp bảo trì sản phẩm một cách dễ dàng.
Cũng giống như bất kỳ một loại sản phẩm nào, chúng ta muốn sử dụng lâu dài thì cần phải có chế độ bảo dưỡng sau bán hàng, đặc biệt đối với những đồ nội thất có giá trị cao như nội thất Á Đông thì chúng ta không thể bỏ qua việc bảo trì, bảo dưỡng sau này.
Khi các chi tiết của đồ gỗ nội thất Á Đông bị hư hỏng, các chi tiết cũ có thể được tách nguyên vẹn với kết cấu mộng truyền thống thì chúng ta có thể dễ dàng thay thế bằng các chi tiết mới phù hợp.
Tuy nhiên, nếu bàn ghế được kết nối bằng đinh sắt thì việc tháo lắp và thay thế loại này không dễ dàng như các loại bàn ghế Á Đông được kết nối bằng cấu trúc mộng truyền thống, việc sử dụng đinh sắt nói chung cần phải thay thế toàn bộ các chi tiết của sản phẩm, vì vậy gần như sản phẩm không còn dùng được và không có giá trị tích luỹ về sau này.
Kết cấu mộng truyền thống đã có từ hàng nghìn năm nay, nó luôn mang trên mình giá trị và ý nghĩa. Sử dụng kết cấu mộng truyền thống để kết nối trong nội thất Á Đông có ưu điểm lớn hơn so với dùng đinh sắt, có thể cải thiện chất lượng, nâng cao tuổi thọ và giá trị tích luỹ của sản phẩm. Chắc đến đây các bạn đã hiểu tại sao nội thất Á Đông lại sử dụng kết cấu mộng truyền thống.
Tin liên quan
- Tại sao đồ gỗ nội thất Á Đông có thể khiến cho nhà cửa trở nên thịnh vượng, tài lộc, công danh phát đạt?
- Gỗ hương (khu vực Đông Nam Á- Việt Nam, Lào, Myanmar) là gì? Đặc điểm của vân gỗ hương (khu vực Đông Nam Á).
- Những lưu ý khi lựa chọn nội thất đồ gỗ mỹ nghệ cho ngôi nhà của bạn!
- Lịch sử của ghế bàn trà
- Vai trò của nội thất Á Đông với cuộc sống con người